logo

Những Nguyên Nhân Gây Ra Da Khô & Bong Tróc Ở Trẻ Sơ Sinh

  • Thứ hai, ngày 05/07/2021
  • Có phải bé yêu của bạn đang gặp tình trạng bong tróc da sau sinh, đặc biệt ở những vùng như mặt, lưng, tay hoặc chân? Điều này khiến không ít ba mẹ cảm thấy lo lắng, không biết liệu đây có phải là dấu hiệu bất thường hay một vấn đề da liễu nghiêm trọng.

    Có phải bé yêu của bạn đang gặp tình trạng bong tróc da sau sinh, đặc biệt ở những vùng như mặt, lưng, tay hoặc chân? Điều này khiến không ít ba mẹ cảm thấy lo lắng, không biết liệu đây có phải là dấu hiệu bất thường hay một vấn đề da liễu nghiêm trọng.

    Thực tế, bong tróc da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và phần lớn là hoàn toàn bình thường. Bởi làn da của trẻ mới chào đời vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, chỉ bằng khoảng 1/5 so với da người lớn. Việc bong da là một phần trong quá trình điều chỉnh và thích nghi với môi trường bên ngoài.

    Tuy nhiên, để chăm sóc đúng cách và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu, ba mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân thật sự đằng sau hiện tượng này. Hãy cùng Bé Khỏe Mẹ Vui tìm hiểu nhé!

    1. Da bé khô do mất nước tự nhiên sau sinh

    Khi còn trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi lớp chất gây (vernix caseosa) – một lớp màng màu vàng nhạt và hơi trơn, giúp bé có thể giữ ẩm và bảo vệ da khỏi nước ối. Sau sinh, lớp gây này dần biến mất, da bé bắt đầu tiếp xúc trực tiếp với không khí, nhiệt độ và môi trường khô hanh bên ngoài.

    Theo thời gian, chính những điều này khiến làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé bị mất độ ẩm một cách nhanh chóng, dẫn đến tình trạng khô và bong tróc – đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường trong vài tuần đầu đời.

    2. Tắm sai cách hoặc dùng sản phẩm không phù hợp

    Việc tắm quá nhiều lần trong ngày hay dùng nước quá nóng, hoặc sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da dễ bong và khô hơn.

    3. Không dưỡng ẩm sau khi tắm

    Sau khi tiếp xúc với nước, da bé sẽ bị mất đi một lượng độ ẩm nhất định. Vì thế nếu không bôi kem dưỡng kịp thời, làn da non nớt và mỏng manh sẽ dễ trở nên khô căng và tróc vảy

    4. Tác động từ môi trường hoặc quần áo

    Làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột như nắng gắt, hanh khô hoặc quá lạnh có thể khiến da bé mất nước nhanh chóng, dẫn đến khô ráp và bong tróc. Bên cạnh đó, bụi bẩn, gió hoặc ánh nắng trực tiếp cũng là những tác nhân gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Đối với quần áo cũng vậy, việc bé mặc quần áo làm từ chất liệu thô cứng, bí bách hoặc sử dụng bột giặt chứa chất tẩy mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

    5. Một số vấn đề về da cần theo dõi kỹ

    Mặc dù hiện tượng bong tróc da ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp và phần lớn không có gì đáng lo ngại, nhưng ba mẹ cũng cần đặc biệt chú ý nếu hiện tượng bong tróc da kèm theo các dấu hiệu bất thường như:

    • Da bé nổi mẩn đỏ
    • Sưng tấy
    • Rỉ dịch
    • Bé quấy khóc liên tục, do bị ngứa ngáy khó chịu hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi.

    Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải một số vấn đề về da như viêm da cơ địa, dị ứng (do sữa, thực phẩm hoặc thay đổi thời tiết), hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng da do nấm hoặc vi khuẩn.

    Trong những trường hợp này, ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu nhi để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

      Sản phẩm