Chắc hẳn đã có ít nhất một lần, các mẹ bắt gặp tình trạng bé bị ọc sữa, trào sữa lên mũi, mặt đỏ bừng, người quằn quại vì khó chịu, khó thở hoặc ợ hơi không ra được, bụng căng như cái trống...Nhưng đây là tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi – khi hệ tiêu hóa còn rất non nớt, và bé chưa biết cách tự giải phóng hơi thừa sau khi bú. Đặc biệt, với những mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con, khoảnh khắc ấy thật sự dễ khiến cả nhà hốt hoảng.
Dưới đây là 5 tips đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp mẹ xử lý nhanh gọn những tình huống “khó thở” này. Cùng Bé Khỏe Mẹ Vui tìm hiểu và áp dụng ngay nhé!
Hiểu đúng nguyên nhân là bước đầu tiên để xử lý hiệu quả:
- Dạ dày bé còn non yếu: Dạ dày bé nằm ngang, van dạ dày đóng mở chưa ổn định nên dễ khiến sữa bị trào ngược lên thực quản.
- Nuốt phải không khí khi bú: Khi bú nhanh hay bú sai tư thế hoặc khóc trong lúc bú, bé có thể nuốt phải nhiều không khí gây chướng bụng, ợ hơi khó.
- Bú quá no hoặc bú sai cách: Điều này làm dạ dày bé bị “quá tải”, dẫn đến việc bé bị ọc sữa hoặc đầy hơi.
- Nằm ngay sau khi bú: Đây là lỗi phổ biến và thường gặp nhất của nhiều mẹ khiến sữa chưa tiêu kịp đã bị trào ngược.
- Nguồn nước pha sữa hoặc loại sữa chưa phù hợp: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé và dẫn đến bé bị các tình trạng trên.
1. Giữ bé ở tư thế thẳng, sau khi bú
Sau mỗi cữ bú, mẹ đừng vội đặt bé nằm ngay. Lúc này, dạ dày bé đang đầy sữa, nếu đặt nằm liền, bé rất dễ bị trào sữa ngược, đầy hơi hoặc ọc sữa lên mũi, lên miệng.
Thay vào đó, hãy bế bé ở tư thế thẳng đầu, ôm sát vào ngực mẹ, đầu bé tựa nhẹ vào vai. Một tay mẹ đỡ thân người và mông bé, tay còn lại vỗ nhẹ hoặc xoa lưng theo chiều từ dưới lên để giúp bé ợ hơi.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ngồi trên đùi, một tay đỡ phần ngực và cổ, tay còn lại nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa sau lưng.
Lưu ý: Nên thực hiện trong ít nhất 10–15 phút để bé dễ dàng ợ hơi.
2. Đừng ép bé bú thêm khi bé đã no
Sau khi bú, bé có những biểu hiện như quay đầu, nhả ti, ngủ gật,... thì mẹ nên ngừng cho bé bú, tránh tình trạng sợ bé mau đói mà cố gắng cho bé bú thêm và bị quá tải. Bởi bé biết no – chỉ là bé còn quá nhỏ để nói.
3. Chọn sữa phù hợp và nước pha sữa an toàn
Nếu mẹ đã thực hiện đúng các bước trên như vỗ lưng, bế bé thẳng sau khi bú mà bé vẫn thường xuyên bị trớ sữa, ọc sữa, thì rất có thể nguyên nhân đến từ sữa không phù hợp hoặc nguồn nước pha sữa chưa đạt chuẩn/an toàn đối với bé.
Bởi sẽ có một số loại nước máy thông thường hoặc sử dụng nước đun sôi – Nhưng các mẹ biết không, nó vẫn có thể chứa clo dư, vi khuẩn, hoặc tạp chất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Vô tình điều này đã gây kích ứng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa non yếu của bé
Do đó, bậc phụ huynh nên ưu tiên sử dụng nước tinh khiết hoặc nước ion kiềm nhẹ – loại nước có tính kiềm tự nhiên, giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn, giảm hẳn nguy cơ trớ sữa sau khi bú.
4. Massage bụng đều đặn mỗi ngày
Sau bú khoảng 30 phút, mẹ đặt bé nằm xuống và có thể xoa nhẹ bụng bé theo chiều kim đồng hồ - Hành động này giúp đẩy hơi, kích thích tiêu hóa và bé cũng thư giãn hơn.
5. Thời gian vui chơi sau bú
Sau mỗi cữ bú, hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để "xử lý" lượng sữa vừa nạp vào. Vì thế, mẹ nên tránh cho bé mặc quần áo quá chật hay vận động mạnh ngay sau khi bú như nhún nhảy, nằm sấp, bồng bế lắc lư quá nhiều…